Bootstrap là gì? Có nên dùng bootstrap khi thiết kế giao diện website

Bootstrap

Bất kỳ ai đã và đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế giao diện website chắc hẳn cũng từng nghe nói và biết đến Bootstrap. Bởi chính những lợi ích mà nó đem lại cho người dùng đã giúp nó ngày càng được nhiều designer tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bải viết dưới đây để hiểu thêm về Bootstrap mà navy-theme đã tổng hợp từ công ty lập trình mona software là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cũng như thâm niên trong ngành hơn 10 năm sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “có nên dùng bootstrap trong thiết kế giao diện website hay không?”

1. Bootstrap là gì?

– Bootstrap được biết đến là một framework miễn phí bao gồm các HTML, CSS và JavaScript template giúp phát triển các website chuẩn có tính responsive (tương thích đối với hầu hết các thiết bị có kích cỡ size màn hình khác nhau). Bootstrap có ưu điểm nổi bật giúp quá trình thiết kế website diễn ra một cách đơn giản, nhanh chóng hơn được dựa trên những thành tố nền tảng sẵn có như typography, tables, forms, navigation, buttons, grids, navigation, image carousels…

– Ngoài ra, Bootstrap còn được xem là một bộ sưu tập, bộ công cụ miễn phí đối với các mã nguồn mở giúp những mẫu website trở nên hoàn thiện, bắt mắt hơn. Thông qua các đặc điểm nổi trội về giao diện được bố trí sẵn có như: kích thước, độ sâu rộng, độ cao, màu sắc…từ đó giúp người dùng có thể tự do lên ý tưởng, sáng tạo ngày càng đa dạng về sản phẩm, về mẫu mã cũng như giúp tiết kiệm được tối đa thời gian xây dựng website trọn gói với framework này.

Bootstrap là gì?
Bootstrap là gì?

2. Ưu và nhược điểm của bootstrap:

2.1 Ưu điểm:

– Giúp người dùng xây dựng được các giao diện website thông qua việc sử dụng các component của bootstrap một cách tiện ích và nhanh chóng, ưu điểm này giúp người dùng hạn chế được tối đa việc lặp đi lặp lại quá trình viết các đoạn mã HTML hay class CSS.

– Điểm mạnh nổi trội tiếp theo của Boostrap đó là tương thích rất tốt với HTML5 và thân thiện với google vậy nên đây có thể được xem là lợi thế đáng kể với các SEOer trong việc phát triển web cũng như đưa trang web của mình tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn.

– Có một nền tảng tối ưu: bạn có thể lựa chọn cho mình một mẫu giao diện sẵn có theo mong muốn và kết hợp thêm hình ảnh, video, màu sắc…giúp giao diện trở nên bắt mắt, đẹp hơn, từ đó cũng giúp việc phát triển website trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Bởi trong bootstrap đã được lập trình, thiết lập một thư viện sẵn có đã được lưu trữ nhằm giúp cho các front-end developer có thể dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa tùy ý theo mục đích của mình.

– Có sự tương tác tốt với các điện thoại smartphone: Bạn sẽ không còn phải nhận các kết quả tìm kiếm như mobile.website.com như trước đây mỗi khi truy cập vào website thông qua điện thoại di động. Bởi nếu sử dụng Bootstrap được thiết lập bởi hệ thống grid system kèm theo việc hỗ trợ tính năng responsive mặc định cùng với lối viết ưu tiên giao diện mobile trước (mobile first) chính những ưu điểm nổi bật ấy sẽ giúp cải thiện một cách đáng kể hiệu suất các trang web khi người dùng truy cập thông qua điện thoại di động.

– Hơn thế, bootstrap được thiết kế, lập trình bởi những designer giỏi, thông minh trên thế giới vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm với kết quả mà mình làm ra bởi hầu như sự tương thích giữa trình duyệt với các thiết bị đã được kiểm tra kỹ càng nhiều lần. Ngoài ra bạn còn có thể bỏ qua bước kiểm tra lại bản thiết kế giúp bạn tránh mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho giao diện website của mình.

2.2. Điểm hạn chế:

+ Song song với những ưu thế vượt trội, nổi bật như đã nêu trên thì bên cạnh đó Bootstrap cũng có một vài điểm còn hạn chế như:

– Hiện chưa được sử dụng rộng rãi: trong mảng lĩnh vực thiết kế giao diện website nói chung thì ứng dụng Bootstrap hiện chưa được xem là một ứng dụng website phổ biến. Vì thế nếu bạn muốn tìm kiếm được một đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào đó sử dụng thành thạo ứng dụng này quả là một điều không dễ.

– Ứng dụng chưa thật sự hoàn thiện: Bootstrap được nhận xét là chưa bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết của một thư viện đem lại bất lợi cho một vài website vẫn phải sử dụng các phiên bản dành riêng cho mobile bởi các thiết lập của nó chưa đủ điều kiện để tạo ra một framework có tính riêng biệt, hoàn chỉnh nhất.

Tốc độ tối ưu của bootstrap chưa được đánh giá cao: nếu bạn muốn thiết kế trang web tin tức nhẹ để đảm bảo tốc độ load vẫn nhanh dù lượng tin tức trên web rất lớn thì việc sử dụng bootstrap sẽ là cả một gánh nặng cho website bởi nó chiếm một dung lượng khá lớn, được xem là một sản phẩm nặng vì thế bạn sẽ khó giúp trang web của mình có thể tải nội dung nhanh nhất.

+ Bootstrap không đề cao tính sáng tạo:với hầu hết các tính năng, các mẫu giao diện được thiết kế sẵn bạn chỉ cần chỉnh sửa đôi chút là đã có một trang web responsive khá ổn. Từ đó, khiến bạn ít nhiều sẽ ỷ lại vào ứng dụng, sử dụng ứng dụng quá đơn giản và dễ dàng cũng làm hạn chế tính sáng tạo, mới mẻ vốn có trong bản thân mỗi người.

+ Sử dụng quá nhiều code dư thừa:mặc dù bootstrap được thiết lập với hầu hết các tính năng cơ bản, cần thiết của một trang web responsive nhưng còn khá hạn chế trong việc cần thêm thời gian để tải thêm nhiều mã code không cần thiết mà hiệu quả sử dụng lại không cao chỉ khoảng dưới 10%.

Hạn chế của Bootstrap.
Hạn chế của Bootstrap.

3. Có nên dùng bootstrap khi thiết kế giao diện website?

Trong ngành lập trình hiện nay Bootstrap là một trong những framework được sử dụng nhiều nhất trên thế giới trong việc thiết kế web responsive, nó đã trở thành tiêu chuẩn riêng trong ngành lập trình web. Sau đây là một trong những ưu điểm dễ thấy khi sử dụng Bootstrap:

– Tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng: các lập trình viên mới vào nghề hoặc các lập trình viên kinh nghiệm dày dặn về HTML, CSS và JavaScript là có thể sử dụng ngay Bootstrap, người dùng sẽ không cần phải dùng khá nhiều thời gian để viết mã, người dùng chỉ cần sử dụng các lớp và mẫu thiết kế được định nghĩa sẵn của Bootstrap. — Khả năng tuỳ chỉnh: một trong những lợi thế khác của Bootstrap  là nó cung cấp khá nhiều cách để tùy chỉnh và giúp bạn có thể biến nó thành cái của riêng mình, nhìn chung tổng quát người dùng có thể giữ lại những gì cần thiết nhất và bỏ đi những gì mà người dùng cảm thấy không cần thiết. CSS và JS là một trong những nền tảng dễ sử dụng nhất, việc mà bạn cần làm đó chính là ngồi đọc những bài viết và tài liệu viết về chúng dành riêng cho người dùng là bạn có thể hiểu được hết và sử dụng ngay.

– Hệ thống grid tuyệt vời: để có một bố cục trang tốt thì cần một grid tốt và không cần phải đi đâu xa vì Bootstrap có lợi thế này hoàn toàn. Một trong những hệ thống grid responsive tốt nhất được Bootstrap sở hữu. Nó rất dễ sử dụng và nếu người dùng hoặc lập trình viên muốn làm việc thông qua các cột, đối với tất cả người dùng trong ngành lập trình hiện nay thì việc sử dụng Bootstrap chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn.

– Tính nhất quán: đây có thể nói là một vấn đề mà Bootstrap cần phải giải quyết xử lý ngay từ đầu đó chính là sự không nhất quán giữa các nhà thiết kế và nhà các phát triển làm việc trong các dự án của họ. Trong vấn đề này Bootstrap  đóng vai trò như là một bộ code để phát triển trung tâm giải quyết các vấn đề giữa các phương diện phát triển và phương diện người dùng cuối. Vai trò chủ chốt của Bootstrap đó chính là kết quả thống nhất cho mọi nền tảng và giống nhau trên tất cả các trình duyệt.

– Khả năng Responsive: Theo công ty DZR Web thì responsive là các cần thiết nhất và ít nhất phải có của một trang web responsive. Do có sử dụng grid system nên Bootstrap mặc định hỗ trợ responsive. Bootstrap được viết theo xu hướng mobile first – tức là hệ thống sẽ tự động ưu tiên giao diện trên mobile trước, vì vậy điều này cải thiện đáng kể hiệu suất trang web khi người dùng truy cập bằng mobile.

– Khả năng tương thích: có thể nói Bootstrap có khả năng tương thích với hầu hết với tất cả các trình duyệt hiện đại, vì nó được trang bị các yếu tố đang được coi là tương lai mới của ngành thiết kế website. Một ví dụ điển hình đó chính là cả HTML5 và CSS3 đó chính là những thứ sẽ trở nên quan trọng trong tương lai vì các plugin như HTML5Shiv và Respond .js là một trong những phần mẫu mặc định của Bootstrap với nhiệm vụ hỗ trợ trong việc chuyển các phần tử HTML5 vào các trình duyệt cũ hơn mà không có HTML5.

Có nên sử dụng bootstrap?
Có nên sử dụng bootstrap?

– Tài liệu:  đây là một trong những ưu điểm khác khi bạn dùng Bootstrap đó chính là luôn có các tài liệu sẵn có để học cùng với những ví dụ và các bài bản demo ấn tượng sẽ giúp cho người mới bắt đầu trong ngành thiết kế web để có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn.

– Nguồn mở: một trong những lý do khác để có thể sử dụng Bootstrap  là trên thực tế, đây là một dự án có nguồn mở được lưu trữ trên Github, lập trình viên và người dùng không cần phải đối mặt với các vấn đề mua bản quyền và đồng thời các bạn còn được phép tự do thay đổi nó theo cách mà các lập trình viên và người dùng mong muốn.

– Phát triển ứng dụng web nhanh chóng : nếu cần phát triển trang web hoặc là ứng dụng trên web trong một thời gian ngắn thì bạn nên chọn Bootstrap, bạn có thể chọn một mẫu website du lịch chẳng hạn và việc còn lại cần làm đó chính là thêm màu sắc hình ảnh và video là bạn đã có ngay một giao diện đẹp hoàn toàn, vì nó được viết bởi những người nghiên cứu thông minh và tài năng trên thế giới với sự tương thích với trình duyệt và thiết bị đã được kiểm tra, thử nghiệm nhiều lần nên bạn hoàn toàn yên tâm về trang web mà bạn làm ra, thậm chí bạn có thể bỏ ngay bước kiểm tra lại để có thể tiết kiệm thêm được nhiều tiền bạc và thời gian cho bản thân và cũng như cho dự án của bạn đang làm.

-Giao diện sang trọng và đầy đủ: với một giao diện rất sang trọng vì sở hữu màu xám bạc và hỗ trợ gần như đầy đủ những thành phần cần thiết mà một website hiện đại cần có. Kết cấu HTML rõ ràng giúp bạn có thể nhanh chóng nắm bắt toàn bộ về Bootstrap vì nó được tạo ra với cấu trúc không tốt nhất nhưng giúp người dùng nắm bắt một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất về cách sử dụng thiết kế cũng như phát triển thêm về giao diện website theo nhu cầu của người sử dụng và lập trình viên để phù hợp với dự án của mình. Ngoài ra Bootstrap còn giúp website hiển thị tốt khi chúng ta thực hiện co giãn và thay đổi độ phân giải của màn hình máy tính windows. Có thể nói đây là một trong những điểm khá đặc sắc và phù hợp với xu hướng website hiện đại ngày nay.

Trên đây là tất cả những thông tin về Bootstrap mà mình sưu tầm được, mình mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích hơn cho các bạn lập trình viên và các bạn trong ngành thiết kế website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *